Một trong những bệnh lý phụ khoa hay gặp ở chị em phụ nữ đó là buồng trứng đa nang hay còn gọi là đa nang buồng trứng. Buồng trứng đa nang (PCOS) là một bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vậy buồng trứng đa nang là bệnh gì? Hội chứng buồng trứng đa nang có chữa được không? Hãy cùng SanPhuKhoa.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Buồng trứng đa nang là bệnh gì? Những dấu hiệu thường gặp của hội chứng buồng trứng đa nang
Hội
chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là môt bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong
thời kỳ sinh sản. Hội chứng này để chỉ sự xuất hiện của nhiều nang noãn trong
buồng trứng, mỗi nang có kích thước khoảng 10mm, có nhiều nang to hơn và chứa tế
bào sẹo. Tại Mỹ, có khoảng 5 – 10 % phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc hội chứng
buồng trứng đa nang. Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ
giới Mỹ.
Buồng
trứng đa nang điển hình có triêu chứng bắt đầu từ giai đoạn dậy thì và các triệu
chứng này sẽ càng rõ ràng hơn, trầm trọng hơn theo thời gian. Một số triệu chứng
điển hình dễ nhận biết là:
-
Kinh nguyệt không đều hoặc thậm chí là vô kinh. Nguyên nhân của vấn đề này là
do quá trình rụng trứng gặp trục trặc, trứng không rụng theo chu kỳ bình thường,
làm cho niêm mạc tử cung không bong ra hàng tháng. Theo thời gian, niêm mạc tử
cung trở nên dày hơn bình thường và dấn đến lượng máu ở các kỳ kinh kế tiếp sẽ
nhiều hơn.
-
Tăng cân nhẹ, đôi khi là khó kiểm soát. Hội chứng buồng trứng đa nang kích
thích việc thu nạp chất béo, từ đó dễ khiến phụ nữ tăng cân. Tuy nhiên hiện nay
cân nặng không còn là chỉ số đánh giá bệnh vì có tới gần 50% phụ nữ mắc buồng
trứng đa nang có trọng lượng bình thường và thậm chí là còn thiếu cân.
-
Lông và tóc mọc rậm bất thường: Buồng trứng đa nang làm tăng sản lượng nội tiết
tố nam dẫn đến nhiều phụ nữ mắc bệnh có dấu hiệu nam hóa. Lông trên cơ thể phát
triển theo kiểu hình nam giới, thường mọc ở môi trên, cằm, quanh núm vú, các
ngón tay, ngón chân. Ở một số chị em còn xuất hiện mụn trứng cá và tóc mỏng dần
tạm thời.
-
Các vùng da như da nách, khuỷu tay, vùng da gáy của cổ bị sạm, trở nên dày và sần
sùi (thường gọi là da gai đen).
-
Thường thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng. Ngoài ra, chị em rất dễ bị mất ngủ hoặc
nguy hiểm hơn là ngưng thở khi ngủ.
-
Thay đổi về tâm trạng: hay lo lắng, bồn chồn, bất an không rõ nguyên nhân, Nhiều
chị em còn có cảm giác bốc hỏa và hay cáu gắt.
Các
triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang rất khác nhau ở các phụ nữ, thậm
chí có người còn không có triệu chứng. Chính vì thế để tránh phát hiện bệnh khi
đã quá muộn cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân, các bác sĩ SanPhuKhoa.com khuyên
bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần.
Nguyên nhân gây bệnh buồng trứng đa nang
Hiện
nay chưa có một nghiên cứu y khoa nào khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây bệnh
buồng trứng đa nang là do đâu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra một vài
yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
-
Do di truyền. Nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái mắc hội chứng buồng trứng
đa nang thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
-
Kháng insulin. Có khoảng 70% phụ nữ bị buồng trứng đa nang có dấu hiệu kháng
insulin. Điều này là nguyên nhân khiến các tế bào trong cơ thể không sử dụng
insulin đúng cách, làm cho việc sản sinh insulin trong cơ thể tăng lên và dư thừa.
Việc dư thừa insulin thừa sẽ kích hoạt buồng trứng sản xuất nhiều hormone nam
giới hơn, dẫn đến mất cân bằng nội tiết.
-
Môi trường và lối sống: môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất độc hại, thói quen sống
không lành mạnh có thể làm rối loạn nội tiết tố từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh.
-
Chế độ ăn có quá nhiều đường và tinh bột, sử dụng thức ăn nhanh và nước uống có
gan thường xuyên cũng làm gia tăng nguy cơ mắc buồng trứng đa nang. Nguyên nhân
vì những thực phẩm kể trên sẽ dễ khiến cơ thể hấp thụ quá mức và bị béo phì.
Buồng trứng đa nang có thể gây biến chứng gì?
Giảm khả năng mang thai tự nhiên
Mỗi
tháng ở người bình thường sẽ rụng ít nhất 1 quả trứng. Tuy nhiên, thời gian rụng
trứng ở người mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường rất khác. Nội tiết tố
nam sinh ra trong buồng trứng quá nhiều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát
triển của trứng, trứng có thể chậm phát dục hoặc thậm chí là dừng phát triển
khi chưa chín. Điều này làm trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng
rụng trứng.
Người
mắc hội chứng buồng trứng đa nang có kinh nguyệt thưa, chu kỳ kinh thường chậm.
Ở một số trường hợp mất kinh do không rụng trứng. Đây chính là nguyên nhân thường
gặp gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
Tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung
Những
phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung
cao gấp đôi người bình thường. Nguy cơ này còn cao hơn nữa ở những bệnh nhân bị
thừa cân béo phì. Do ảnh hưởng của estrogen nên nội mạc tử cung dày lên để đón
trứng và bong ra hàng tháng nếu trứng không được thụ tinh.
Tuy
nhiên, ở những người bị đa nang buồng trứng thì lớp niêm mạc này này dày lên và
thậm chí là không bong ra do rối loạn kinh nguyệt và mất kinh. Đây chính là
nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Di truyền bệnh cho con
Như
đã nói ở trên, một trong các nguyên nhân của bệnh buồng trứng đa nang là do di
truyền. Chính vì thế, nếu bạn có mẹ hoặc chị gái mắc hội chứng này thì bạn cũng
có nguy cơ cao bị bệnh.
Tăng nguy cơ mắc tim mạch và tiểu đường tuýp 2
Tình
trạng kháng insulin ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang làm rối loạn
chuyển hóa đường. Lượng đường glucose trong máu tăng cao rất dễ dẫn đến các bệnh
tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2. Rối loạn chuyển hóa insulin cũng là
nguyên nhân gây ra ra các vấn đề liên quan đến tim mạch, huyết áp, dễ làm tăng
nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nguy cơ này rất dễ xảy ra ở những bệnh nhân thừa
cân, tuy nhiên cũng có thể gây bệnh ở bệnh nhân có trọng lượng bình thường hoặc
thiếu cân.
Ngoài
những biến chứng kể trên thì buồng trứng đa nang còn dễ dẫn đến các bệnh lý
như: trầm cảm, lo âu, các vấn đề về giấc ngủ và thậm chí là tình trạng thiếu
máu do chảy máu tử cung bất thường.
Buồng trứng đa nang có chữa được không?
Hiện
nay, với sự phát triển của y học hiện đại và trình độ của máy móc trong điều trị
y khoa đã đưa ra nhiều phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh. Với trình độ bác
sĩ chuyên môn cao và máy móc thiết bị hiện đại thì có thể giúp chị em tìm ra
phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Tùy
theo mục đích điều trị của chị em mà các bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị hiệu
quả. Ví dụ nếu bạn muốn điều trị hội chứng buồng trứng đa nang để có thể mang
thai thì hướng điều trị sẽ giúp bạn tăng khả năng thụ thai và tăng cường khả
năng làm tổ của thai nhi trong tử cung. Còn nếu bạn muốn hạn chế sự phát triển
của mụn trứng cá và lông cơ thể thì hướng điều trị sẽ liên quan đên nội tiết tố.
Tuy
nhiên, nếu bệnh đã quá nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm thì việc điều trị
là rất khó. Vì thế, nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh thì bạn hãy nhanh chóng
đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Phát hiện bệnh càng sớm, điều
trị bệnh càng sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao.
Các phương pháp điều trị hội chứng buồng trứng đa nang
Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh
Lối
sống và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh là một trong những yếu tố gây ra hội
chứng buồng trứng đa nang. Chính vì thế, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh
một cách tốt nhất thì người bệnh nên xây dựng cho mình một lối sống khoa học và
thói quen sinh hoạt lành mạnh:
-
Giảm cân với người đang bị thừa cân béo phì. Một nghiên cứu y khoa cho thấy việc
giảm từ 5 – 10 % trọng lượn cơ thể ở người béo phì có thể làm giảm một số triệu
chứng của hội chứng buồng trứng đa nang. Bên cạnh đó, việc giảm cân cũng giúp
điều hòa kinh nguyệt, giúp kỳ kình bình thường trở lại. Tuy nhiên bạn cũng
không nên giảm cân quá nhanh (trên 1,6kg/ tuần) vì có thể dẫn đến các tác hại
nguy hiểm khác với sức khỏe.
-
Hạn chế thực phẩm chứa tinh bột và đường để giảm nguy cơ tiểu đường. Thêm vào
dó, bạn cũng nên sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và sử dụng hoa
quả giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng.
-
Tập thể dục thể thao mỗi ngày.
-
Cố gắng ngủ đủ giấc, không thức quá khuya. Để cơ thể được nghỉ ngơi đúng cách,
bạn hãy ngủ từ trước 11 giờ đêm và ngủ đủ 7 – 8 tiếng / ngày.
Dùng thuốc điều trị bệnh
Để
điều trị các bất thường về kinh nguyệt (ví dụ: rong kinh, kinh không đều…) với
những bệnh nhân không muốn mang thai thì biện pháp hàng đầu là sử dụng biện
pháp tránh thai nội tiết. Thông thường các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng
progestin không liên tục hoặc kết hợp sử dụng thuốc ngừa thai. Những phương
pháp này giúp chu kỳ kinh đều hơn và giảm nguy cơ quá sản nội mạc tử cung. Với
các bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang không thể dung nạp thuốc ngừa
thai và việc thay đổi lối sống không đem đến tác dụng khả quan thì sẽ được chỉ
định dùng thuốc tăng nhạy insulin. Một trong số đó thường là metformin 500 –
1000 mg (dùng ngày 2 lần).
Đối
với những phụ nữ mong muốn mang thai sẽ được các bác sĩ hướng dẫn những phương
pháp giúp kích thích rụng trứng và tạo điều kiện thuận lợi cho phôi thai làm tổ.
Phẫu thuật điều trị buồng trứng đa nang
Trong
trường hợp bệnh nhân đã dùng thuốc nhưng số bệnh vẫn không thuyên giảm thì các
bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật để cải thiện khả năng sinh sản cho chị em.
Thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi để điều trị bệnh.
Sau
khi khám bệnh và làm các xét nghiệm cần thiết cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tiến
hành nội soi ổ bụng. Thường thì phẫu thuật nội soi điều trị hội chứng buồng trứng
đa nang sẽ có 2 giải pháp tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân đó là cắt góc
buồng trứng để bề mặt buồng trứng mở ra thuận lợi cho rụng trứng hoặc tạo ra
các lỗ nhỏ ở buồng trứng (phẫu thuật đốt điểm buồng trứng) nhằm làm giảm nồng độ
hormone nam giới, kích thích sự rụng trứng. Cả hai biện pháp này đều có chức
năng thúc đẩy trứng rụng và giúp quá trình làm tổ của thai nhi được thuận lợi
hơn.
Nguồn: SanPhuKhoa.com