Header Ads Widget

Đeo hàm duy trì bao lâu sau niềng là chuẩn?

Đeo hàm duy trì bao lâu sau niềng là một câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm sau khi hoàn thành quá trình niềng răng. Việc đeo hàm sau niềng răng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị nha khoa. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thời gian cần thiết và lợi ích của việc đeo hàm sau niềng răng

Hàm duy trì là gì? 

Hàm duy trì là khí cụ bạn sẽ cần đeo sau khi kết thúc quá trình niềng răng. Loại hàm này có tác dụng duy trì sự ổn định của các tổ chức xung quanh răng, phòng tránh tình trạng răng chạy lại vị trí cũ từ đó giúp đảm bảo kết quả niềng răng ổn định lâu dài. 

Tại sao cần đeo hàm duy trì? 

Sở dĩ sau niềng răng cần phải đeo hàm duy trì là do răng cửa chúng ta có là phần đặt ở trong xương hàm xung quanh là dây chằng nha chu - loại này có khả năng ghi nhớ vị trí cũ. Nếu không đeo hàm duy trì sau niềng thì dây chằng sẽ có kí ức về vị trí ban đầu khiến răng dịch chuyển về vị trí cũ trước đó. 

Mặt khác, sau thời gian dài niềng răng thì các tổ chức quanh như như mô nha chu, mô nướu và ổ chân răng đều nhạy cảm, không cố định chắc chắn với răng nên việc đeo hàm duy trì sẽ giúp ổn định vị trí của răng sau tháo mắc cài, điều này giúp tránh được tình trạng xô lệch răng sau thời gian dài. 

Việc đeo hàm duy trì cũng giúp giữ nguyên các răng ở vị trí mới, tái tạo xương mới trong mới hài hòa với xương.

Phải đeo hàm duy trì bao lâu sau niềng răng?

Thời gian đeo hàm duy trì tối thiểu là trong 12 tháng sau niềng. Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian khác nhau. Nhìn chung bạn đeo càng lâu thì càng tốt. Nhiều bạn e ngại việc phải đeo hàm duy trì sau niềng nhưng để có nụ cười đẹp hoàn hảo và không phí công sức tiền bạc để niềng răng thì bạn nên tuân thủ việc đeo hàm duy trì sau niềng nhé. 

Bạn cũng lưu ý rằng nên niềng răng càng sớm càng tốt thì thời gian đeo hàm duy trì cũng được rút ngắn đi với những người trẻ tuổi. 

Lưu ý sau đeo hàm duy trì 

Để đảm bảo hiệu quả tốt khi đeo hàm duy trì sau niềng răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
  • Đảm bảo thời gian đeo hàm duy trì

Để hàm duy trì phát huy tối đa công dụng, bạn cần đảm bảo đeo hàm ít nhất 20-22 giờ/ngày và sử dụng liên tục trong thời gian bác sĩ chỉ định, giúp cho răng cùng xương hàm thực sự ổn định.

  • Vệ sinh răng miệng

Khi sử dụng hàm duy trì, đặc biệt là loại hàm cố định thì bạn cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Bạn nên đánh răng kỹ lưỡng, kết hợp dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa một cách tốt nhất.

Còn với loại hàm duy trì tháo lắp, bạn chỉ cần dùng bàn chải để vệ sinh nhẹ nhàng cho hàm rồi đeo lại.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/huong-dan-cach-ve-sinh-rang-mieng-cho-be-1-tuoi-nha-khoa-thuy-anh/